Khi xem bóng đá, chắc chắn bạn thường nghe thấy từ “sút phạt” hay “đá phạt trực tiếp”. Đây là hình thức phạt quen thuộc và bắt gặp ở hầu hết trong mọi trận đấu bóng đá. Vậy bạn có biết đá phạt trực tiếp là gì và khi nào được đá phạt trực tiếp? Bạn hãy theo dõi bài viết này để chúng tôi có thể giải đáp thắc mắc này nhé!
Đá phạt trực tiếp là gì?
Theo định nghĩa mà Cakhia tổng hợp được thì phạt trực tiếp là hình thức để trừng phạt đối với tất cả các loại lỗi trong bóng đá và cũng được xem như một cách để bắt đầu lại trận đấu. Đội được quả đá phạt trực tiếp có thể ghi bàn thắng trực tiếp. Nghĩa là bàn thắng này sẽ được ghi nhận ngay cả khi bóng không chạm vào cầu thủ khác (ngoại trừ cầu thủ đá phạt trực tiếp) trước khi bóng bay vào lưới.
Đá phạt trực tiếp trong bóng đá được quy định như thế nào?
Trọng tài sẽ cho dừng trận đấu bởi một cầu thủ phạm lỗi dẫn đến một quả phạt trực tiếp. Và đội phạm lỗi sẽ được một quả đá phạt trực tiếp.
Trong bóng đá, luật đá phạt trực tiếp khác với luật đá phạt gián tiếp vì nó cũng liên quan đến hàng rào chắn.
1. Khoảng cách của hàng rào đá phạt trực tiếp là bao nhiêu?
Nơi thực hiện quả đá phạt là nơi cầu thủ bị đối phương vi phạm lỗi. Lúc đó, đội phòng thủ sẽ cần phải dựng hàng rào để làm giảm bớt sự nguy hiểm cho khung thành đội nhà.
Trong luật bóng đá thì không có quy định về số lượng cầu thủ được vào hàng rào chắn. Thay vào đó, số lượng cầu thủ được tham gia vào hàng rào chắn được quyết định bởi thủ môn của đội phòng ngự.
Khoảng cách tối thiểu từ nơi để bóng đến hàng rào đá phạt là 9m15. Khi đá phạt trực tiếp, các cầu thủ thường phối hợp một cách bất ngờ. Và hàng rào chắn quá gần, quả đá phạt có khả năng thành công rất thấp.
Thời gian tạo hàng rào chắn cũng sẽ tỷ lệ thuận với độ nguy hiểm của nơi đặt bóng. Khi đá quả đá phạt trực tiếp ở quá gần khu vực 16m50 thì bên đối thủ có nhiều thời gian hơn để chuẩn bị.
Không những vậy, thủ môn của đội phòng thủ hoàn toàn có thể thảo luận điều khiển trận đấu về thời gian tạo dựng hàng rào với trọng tài trận đấu. Tuy nhiên, nếu cầu thủ muốn câu giờ, làm thời gian đá phạt lâu hơn thì sẽ phải nhận thẻ dựa theo cấp độ.
Nếu nơi thực hiện quả đá phạt xa khung thành, khoảng cách hàng rào phải theo quy định là 9m15 và khoảng cách hàng rào đá phạt cũng sẽ giảm xuống nếu trong trường hợp gần sát vòng cấm địa. Lúc đó khoảng cách này bằng 1/3 khoảng cách từ chỗ quả đá phạt đến cầu môn.
Hơn nữa, Cầu thủ thực hiện quả đá phạt trực tiếp chỉ được phép sút khi được trọng tài cho phép. Tuy nhiên, nếu cầu thủ của đối phương vẫn đứng gần đó (trong vòng 3m) thì sẽ không được đá.
2. Một số tình huống có thể xảy ra khi đá phạt trực tiếp
Khi một cầu thủ sút bóng, bóng chuyển từ trạng thái bóng chết sang trạng thái bóng sống. Nếu một cầu thủ trong hàng rào chạm tay dính bóng, đội đang thực hiện quả đá phạt sẽ tiếp tục được hưởng quả đá phạt trực tiếp nữa.
Tuy nhiên, nếu một cầu thủ ở hàng phòng thủ để bóng chạm tay trong vòng cấm địa thì đội tấn công sẽ hưởng một quả đá phạt đền. Vì vậy, các cầu thủ bên trong hàng rào chắn phải luôn trong trạng thái để tay sát người để tránh những sai lầm không nên có.
Nếu bóng chạm hàng rào và đi hết đường biên ngang, quả đá phạt góc sẽ được trao cho bên đội tấn công. Trường hợp bóng đi thẳng vào khung thành, bàn thắng sẽ được ghi nhận. Ngoài ra, một cầu thủ bị đối phương cài vào khi đá phạt trực tiếp, hoàn toàn có thể bị dính bẫy vì việt vị.
3. Đá phạt trực tiếp được tiến hành khi nào?
Khi bất kỳ cầu thủ nào của đội kia phạm lỗi mà trọng tài cho là bất cẩn, thiếu thận trọng, liều lĩnh hoặc dùng lực quá mức thì một trong hai bên sẽ được hưởng quả phạt trực tiếp. Cụ thể như sau:
- Đá hoặc cố gắng đá trúng một cầu thủ đối phương.
- Ngáng chân để cầu thủ đối phương ngã.
- Nhảy lên người một cầu thủ của đối phương.
- Đẩy hoặc húc cầu thủ của đối phương.
- Kéo áo hoặc cố ý giữ cầu thủ đối phương.
- Cắn hoặc khạc nhổ vào cầu thủ của đối phương.
- Cố tình dùng tay để đá bóng (trừ trường hợp thủ môn đang ở trong vòng cấm của đội) hoặc chạm vào bóng bằng vật trên tay (quần áo, giày dép, v.v.).
Trên đây là một số thông tin chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc về các hình thức xử phạt trực tiếp trong bóng đá. Hi vọng sau khi đọc xong bài viết này, các bạn đã có thêm nhiều thông tin thú vị và bổ ích để có thể thoải mái thưởng thức các trận cầu hấp dẫn của đội mình yêu thích.