Rụng tóc là hiện tượng mà tất cả chúng ta đều gặp phải và không quá đáng lo. Thế nhưng, trường hợp tóc rụng quá nhiều thì bạn không thể chủ quan vì đây có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm. Vậy rụng tóc nhiều là bệnh gì? Cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng originalcafeaugogo.com tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
I. Bệnh rụng tóc là gì?
Trên da đầu mỗi người trung bình có khoảng 100.000 -200.000 sợi tóc và mỗi ngày sẽ rụng khoảng 50 -100 sợi. Do đó, nếu lượng tóc rụng lớn hơn 100 sợi/ngày thì được gọi là rụng tóc nhiều.
Tình trạng rụng tóc có thể phát hiện thông qua một số dấu hiệu như:
- Tóc rụng nhiều hơn 100 sợi/ngày, đặc biệt là khi gội đầu, vuốt tóc, chải đầu.
- Tóc mỏng, thưa và có thể nhìn rõ da đầu ở nữ.
- Tóc rụng từng mảng, có thể gây hói ở nam giới.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kiểm tra tình trạng rụng tóc bằng cách nắm khoảng 10 sợi tóc ở vùng hay rụng rồi kéo mạnh. Nếu thấy 3 /10 sợi rụng thì chứng tỏ bạn bị bệnh rụng tóc, nếu 2/10 sợi thì đây cũng là dấu hiệu sớm của bệnh rụng tóc.
II. Rụng tóc là dấu hiệu của bệnh gì?
Thực tế, ngày có càng nhiều người trẻ đối mặt với tình trạng rụng tóc nhiều. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình, thẩm mỹ mà còn là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm. Vậy rụng tóc nhiều là bệnh gì? Tình trạng rụng tóc của bạn có thể là dấu hiệu một số bệnh lý sau:
1. Bệnh tim
Theo báo cáo, chứng hói đầu ở nam giới có liên quan đến bệnh tim trước tuổi 40. Theo đó, người rụng tóc nhiều ở vùng đỉnh đầu có tỷ lệ mắc bệnh tim cao.
Nam giới dưới 55 tuổi, bị hói ít, nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn 30% so với những người bình thường, tỷ lệ này càng cao ở những người bị hói nhiều.
Tình trạng tóc rụng nhiều, bạc sớm do yếu tố di truyền cũng liên quan đến nội tiết tố nam, gây hói đầu. Đây còn là nguy cơ của bệnh động mạch vành. Các mạch màu ở da đầu bị hẹp lại, khiến cho vi tuần hoàn da đầu gặp trở ngại, làm tóc rụng nhiều.
2. Hội chứng buồng trứng đa nang
Khi mắc hội chứng buồng trứng đa nang, nồng độ nội tiết tố androgen trong cơ thể hạ thấp, từ đó dẫn đến tình trạng rụng tóc.
Hội chứng buồng trứng đa nang cũng có thể khiến tóc rụng nhiều, mái tóc thưa, mỏng dần. Đây là một trong những dấu hiệu điển hình của chứng bệnh này.
3. Bệnh tiểu đường
Rụng tóc nhiều có ảnh hưởng đến bệnh nhân tiểu đường. Nguyên nhân là do cơ thể không thể sử dụng các dưỡng chất từ thực phẩm. Bệnh nhân tiểu đường thường rụng tóc nhiều ở từng vùng.
Khi bị rụng tóc, hệ miễn dịch sẽ tấn công các nang tóc khiến cho tóc rụng thành từng mảng trên đầu.
4. Thiếu đạm, vitamin D
Tóc được cấu thành từ đạm, do đó khi thiếu đạm sẽ dẫn đến tình trạng tóc rụng nhiều.
Ngoài ra, một nghiên cứu cũng cho thấy tóc rụng nhiều có liên quan đến tình trạng thiếu hụt vitamin D. Điều này có nghĩa là bạn có thể đo được mức độ vitamin D trong cơ thể bằng cách kiểm tra tóc.
5. Bệnh suy giáp
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, hormone tuyến giáp có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình phát triển của nang tóc. Đồng thời nó cũng điều hòa sự tăng trưởng của tóc, kích thích mọc tóc mới. Tức là nếu hormone tuyến giáp giảm có thể khiến tóc rụng nhiều.
III. Nguyên nhân gây rụng tóc nhiều
Rụng tóc xảy ra khi chu kỳ thay tóc mới bị gián đoạn hoặc các mô sẹo hình thành thay thế những nang lông bị tổn thương khiến tóc rụng ngày càng nhiều. Tình trạng rụng tóc thường do một số yếu tố sau:
1. Nữ giới
- Thay đổi nội tiết tố: tình trạng này xảy ra khi đến kỳ kinh nguyệt, tiền mãn kinh – mãn kinh, mang thai, sau sinh hoặc dùng thuốc ngừa thai.
- Thiếu dinh dưỡng: tóc cần được cung cấp lượng dinh dưỡng lớn để chắc khỏe. Thế nhưng, nữ giới thường thiếu hụt dinh dưỡng mỗi khi hành kinh, mang thai, sinh nở… điều này khiến chu kỳ tăng trưởng của tóc bị thay đổi.
- Những vấn đề về tâm lý như căng thẳng, trầm cảm, lo âu…
2. Nam giới
- Rối loạn nội tiết tố nam: khi tăng hoặc giảm nồng độ nội tiết tố nam có thể khiến tóc rụng, thường gặp ở nam giới rối loạn sinh ký.
- Căng thẳng, lo âu… cũng là yếu tố khiến tế bào mầm tóc bị tổn thương, khiến tóc mọc chậm, thậm chí còn là nguyên nhân gây tóc bạc.
- Do yếu tố di truyền: thường xuất hiện ở nam giới trẻ bị hói đầu, nguyên nhân là do độ nhạy cảm với thụ thể của hậu chất nội tiết tố nam tăng cao, khiến tóc rụng sớm.
- Viêm nhiễm da đầu, dùng thuốc điều trị bệnh, những thói quen, lối sống như hút thuốc, uống nhiều rượu bia, thức khuya…
IV. Cách khắc phục rụng tóc
Với rụng tóc bệnh lý thì cần đến điều trị hoặc kiểm soát tốt nguyên nhân gây bệnh thì mới khắc phục được tình trạng rụng tóc nhiều. Hiện có nhiều loại thuốc được dùng để điều trị rụng tóc, hói đầu như:
- Finasteride là thuốc kê đơn áp dụng đối với nam giới hói đầu. Thuốc có công dụng làm chậm quá trình rụng tóc, kích thích tóc mọc nhanh hơn. Tuy nhiên, với nam giới trên 60 tuổi thì thuốc không mang lại hiệu quả cao.
- Minoxidil là nhóm thuốc kê đơn dành cho cả nam và nữ. Thời gian đầu sử dụng thuốc có thể khiến tóc rụng nhiều hơn, khi tóc mới mọc sẽ mỏng và ngắn hơn tóc cũ nhưng bạn cần phải kiên trì điều trị trong vòng 6 tháng để ngăn ngừa tình trạng rụng tóc.
Ngoài ra, để có mái tóc chắc khỏe, bạn cũng nên lưu ý một số điều sau:
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho tóc như Omega 3, canxi, vitamin, protein, sắt…
- Lựa chọn các sản phẩm dầu gội phù hợp với chất tóc, nên hạn chế việc dùng hóa chất lên tóc.
- Ăn ngủ đúng giờ, giữ tình thần lạc quan, thoải mái.
Trên đây là những thông tin giúp bạn trả lời cho thắc mắc rụng tóc nhiều là bệnh gì cũng như cách khắc phục hiệu quả nhất. Hãy tiếp tục đón đọc các bài viết khác của chúng tôi để có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé.